Mức độ đáng tin cậy trong các ngữ cảnh cụ thể Wikipedia:Nguồn_đáng_tin_cậy

Tiểu sử người đang sống

Vì các lý do pháp lý và để công bằng, biên tập viên cần đặc biệt cẩn thận khi viết các nội dung tiểu sử về người đang sống. Hãy lập tức loại bỏ những nội dung gây tranh cãi nhưng không có nguồn gốc hoặc dẫn nguồn không đạt, và đừng chuyển nó ra trang thảo luận. Điều này áp dụng cho tất cả các nội dung liên quan đến người đang sống tại bất cứ trang nào trong bất cứ không gian tên nào chứ không chỉ trong không gian tên của các mục từ.

Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba

Nguồn sơ cấp là bài viết/tường trình về một chủ đề mà tác giả chính là các nhân vật quan trọng của chủ đề đó. Có thể sử dụng nguồn sơ cấp như chỉ nên giới hạn trong các nội dung thuần túy miêu tả về chủ đề hoặc các khái niệm cốt lõi của chủ đề. Không nên dùng nguồn sơ cấp cho các giải thích hoặc đánh giá; thay vào đó, hãy dùng các giải thích và đánh giá từ các nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Các nguồn hạng ba là các bản trích yếu (compendium), từ điển bách khoa, sách giáo khoa, giáo trình, và các nguồn mang tính tóm tắt khác. Có thể dùng loại nguồn này cho các nội dung tóm tắt, tổng quan, nhưng không nên dùng thay cho các nguồn thứ cấp khi viết về các bàn luận chi tiết.

Các khẳng định về sự đồng thuận

Các khẳng định về sự đồng thuận phải được dẫn nguồn. Khẳng định rằng tất cả hay hầu hết các nhà khoa học, học giả, hoặc các nhà chức trách cùng có một quan điểm cần được dẫn từ một nguồn đáng tin cậy. Nếu không, các quan điểm cần được ghi là của một số nguồn cụ thể được nêu tên.

Được sử dụng bởi các nguồn khác

Khi tìm căn cứ, tích cực hoặc tiêu cực, về mức độ đáng tin cậy và danh tiếng của một nguồn, ta có thể xem xét xem nguồn đó được các nguồn đáng tin cậy và có chất lượng cao sử dụng như thế nào. Kiểu sử dụng đó càng phổ biến và nhất quán thì căn cứ càng vững chắc. Ví dụ, việc nguồn được trích dẫn rộng rãi và không có bình luận về tính chính xác của dữ kiện là căn cứ cho uy tín và độ tin cậy của nguồn về các dữ kiện tương tự, ngược lại, trích dẫn kèm theo nghi ngờ về dữ kiện là căn cứ tiêu cực về độ tin cậy.

Nếu trích dẫn bởi các nguồn khác là dấu hiệu chính về độ tin cậy, cần đặc biệt cẩn trọng để tuân theo các hướng dẫn và quy định khác và để trình bày một cách công bằng các khẳng định thiểu số hoặc khẳng định gây tranh cãi. Mục đích của chúng ta là phản ánh các quan điểm của các nguồn theo như những gì chúng ta có thể xác định được.

Ví dụ khác

Xem en:Wikipedia:Reliable source examples để biết thêm về các ví dụ sử dụng dữ liệu thống kê, lời khuyên theo chủ đề (bao gồm lịch sử, khoa học tự nhiên, toán học, y học, luật học, kinh doanh và thương mại, văn hóa đại chúng và giả tưởng), và cách sử dụng các nguồn trực tuyến hay điện tử.

Liên quan